Xây dựng trường mầm non thành công cùng Nuri
Trang Lê Jennifer

03 BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ KHI TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI, TRÒ CHƠI ÂM NHẠC VỀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH CHO TRẺ MẦM NON

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ người Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giáo dục âm nhạc là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Mục đích của công việc này là bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực hoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhac. Ngoài ra, học phần còn giúp cho trẻ có lòng yêu âm nhạc, thích hát múa và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Vậy xây dựng một chương trình âm nhạc, nghe – hát tổ chức tại trường như thế nào cho trẻ là phù hợp? Bạn hãy cùng Kiddi tham khảo tài liệu tổ chức chương trình âm nhạc về chủ đề gia đình ngay dưới đây nhé!

03 BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ KHI TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI, TRÒ CHƠI  ÂM NHẠC VỀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH CHO TRẺ MẦM NON

1. Sự phát triển của hoạt động nghe ở trẻ mầm non

a. Trẻ 3 - 4 tuổi

-Nhận biết các bài hát ngắn, nghe bản nhạc đến hết, nói lại được nội dung bài hát, cảm nhận được tính chất bài hát.

-Nhận biết được tác phẩm, phân biệt âm thanh của một số nhạc cụ, thích nghe nhạc.

Tiếp nhận sự đối lập về đặc trưng âm thanh: to – nhỏ, cao – thấp và cảm thụ âm nhạc

b.Trẻ 4 – 5 tuổi

Nghe nhạc một cách thích thú và lôi cuốn, biểu hiện tình cảm hưởng ứng. Trẻ phân biệt được âm thanh theo độ cao, sắc thái và cường độ.

c. Trẻ 5 – 6 tuổi

Hiểu được nội dung tác phẩm âm nhạc, cảm nhận sắc thái thể hiện trong âm nhạc, nhận biết được các tác phẩm biểu diễn, phân biệt được các âm thanh cao – thấp, dài - ngắn và âm sắc của nhạc cụ, nhận xét giọng hát của mình, của bạn.

Giải pháp tuyển sinh mầm non hiệu quả từ nền tảng tìm kiếm trường mầm non hàng đầu Việt Nam - Kiddi.vn

2. Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình âm nhạc, nghe – hát cho trẻ ở trường

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thể hiện bài hát một cách tự nhiên và đúng giai điệu.

- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo bài hát.

- Trẻ biết chơi trò chơi, hào hứng tham gia chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghe, hát đúng giai điệu của bài hát;

- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ;

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm ngoan, học giỏi, để ông bà cha mẹ vui lòng.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: tại lớp học

- Đồ dùng của cô:

+ Mô hình sân khấu chương trình “Thử tài siêu nhí”

+ Mũ đội đầu: 25 cái

+ Nốt nhạc: 15 cái

+ Đàn Ooc-gan

+ 05 – 07 bản nhạc về chủ đề Gia đình

- Nội dung thực hành:

+ Văn học: Thơ: Giúp mẹ

+ Toán: Đếm số lượng bạn hát

+ Tổ chức trò chơi về âm nhạc chủ đề Gia đình

III. Tiến hành:

1. Tổ chức theo lớp

*Ổn định tổ chức lớp: “Loa loa loa loa Mầm non mở hội Tìm kiếm tài năng Hát hay múa dẻo Các bé gần xa Về đây trẩy hội Loa loa loa lao”

- Các con có nghe thấy gì không?

- Chúng mình có muốn tham gia thể hiện tài năng không?

- Vậy chúng mình hãy ngồi ngoan cùng cô để tham dự chương trình nhé.

=> Xin chào mừng các bé đã đến tham dự chương trình “Thử tài siêu nhí” ngày hôm nay!

- Đến với hội thi có sự tham gia của các đội chơi:

+ Đội 1: Gia đình số 1

+ Đội 2: Gia đình số 2

+ Đội 3: Gia đình số 3

....... (Tùy vào quy mô lớp học để phân chia đội)

- Xin một tràng pháo tay chào mừng các đội chơi

- Người đồng hành cùng các đội trong chương trình ngày hôm nay là cô giáo …

- Trong chương trình này các đội sẽ cùng nhau trải qua 3 phần chơi:

+ Phần 1: Bé cùng giao lưu

+ Phần 2: Thử tài siêu nhí

+ Phần 3: Nghe thấu đoán tài

- Chúng mình đã sẵn sàng tham gia phần chơi của mình chưa?

- Và sau đây chương trình xin phép được bắt đầu:

1. Hoạt động 1: Bé cùng giao lưu

- Cho các đội đọc bài thơ: Giúp mẹ - Đàm thoại về bài thơ

- Các đội vừa trải qua phần thi thứ nhất “bé cùng giao lưu” rất xuất sắc, mỗi đội sẽ nhận được 1 nốt nhạc xin chúc mừng các đội.

2. Hoạt động 2: Thử tài siêu nhí

- Và ngay sau đây xin mời các đội hãy đến với phần chơi thứ 2 “Thử tài siêu nhí”. - Các đội hãy lắng nghe thật tinh và đoán giỏi xem đây là giai điệu của bài hát gì nhé. (cô bật 1 đoạn nhạc bài hát Bố là tất cả)

- Giới thiệu bài hát, tên tác giả: Bố là tất cả, sáng tác: Nhạc sĩ Thập Nhất.

- Bây giờ các bạn hãy lắng nghe cô hát nhé:

+ Lần 1: Giới thiệu bài hát, tên tác giả

+ Lần 2: có đệm đàn Hỏi tên bài hát? Tên tác giả?

- Nói về nội dung: Bài hát nói về tình cảm yêu thương của người bố dành cho người con của mình. Bố có thể làm tất cả: tàu lửa, xe hơi, con ngựa, thuyền nan, bờ đê... để con vui cười.

=> Sau đó cho trẻ thực hiện (có đệm đàn)

+ Lần 1: Phần tài năng đồng đội (Cả lớp)

+ Lần 2: Tài năng của mỗi đội

+ Lần 3: Phần tài năng của nhóm

+ Lần 4: Tài năng của cá nhân

* Vận động:

- Để cho bài hát hay và sinh động hơn thì chúng mình cùng múa minh họa bài hát. Bây giờ cô sẽ dạy lớp mình nhé

- Cô hát và múa minh họa - Trẻ thực hiện:

+ Lớp: 1 lần + Nhóm múa + Cá nhân múa;

- Cô nhắc nhở - giáo dục trẻ: Để các tài năng của mỗi thành viên luôn được tỏa sáng cô muốn các thành viên về nhớ hát và vận động theo bài hát cho gia đình và người thân cùng nghe nhé. Và chúng mình phải biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ; biết vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, để ông bà cha mẹ vui lòng.

* Củng cố - giáo dục:

- Hôm nay cô dạy lớp mình bài hát gì? Của tác giả nào?

3. Hoạt động 3: Nghe thấu đoán tài

- Và ngay sau đây xin mời các đội hãy đến với phần chơi thứ 3 “Nghe thấu đoán tài”.

- Cách chơi, luật chơi:

+ Cách chơi: Cô sẽ bật giai điệu các bản nhạc, các đội hãy lắng nghe và đoán giỏi xem đó là giai điệu của bài hát gì, kết thúc bản nhạc đội nào nhanh giơ tay trả lời chính xác nhất thì đội đó sẽ giành được chiến thắng và được tặng một nốt nhạc.

- Tiến hành cho trẻ chơi - Nhận xét giờ chơi - Trao giải- tặng quà - Lắng nghe

2. Tổ chức theo quy mô toàn trường (dưới dạng hội thi, hội diễn văn nghệ)

- Có thể áp dụng theo khung trò chơi như ở trên lớp

- Các khối lớp thi múa hát với nhau theo chủ đề Gia Đình

3. Chi phí dự kiến

- Tùy vào quy mô tổ chức các chương trình âm nhạc cho trẻ mà nhà trường có thể cân đối chi phí:

+ Tổ chức ở từng lớp học: Chi phí dưới 1 triệu đồng bởi chỉ mất chi phí cho phần thưởng của các đội chơi trong lớp (có thể sử dụng bánh, kẹo, thạch,...)

+ Tổ chức theo quy mô toàn trường: Chi phí sẽ cao hơn nếu tổ chức hội thi âm nhạc (Chi phí thuê trang phục, loa đài, dựng sân khấu, phần thưởng cho các em...), thường tổ chức một hội thi như thế này chi phí sẽ rơi vào khoảng từ 7 triệu đồng trở lên

Chúng tôi hy vọng rằng với những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.

Bình luận về bài viết

Quảng cáo tuyển sinh đa kênh hiệu quả

Tiếp cận chính xác các phụ huynh tiềm năng xung quanh trường

Giải pháp tuyển sinh mầm non hiệu quả - Kiddi.vn

Cung cấp bởi nền tảng tìm trường mầm non hàng đầu Việt Nam - Kiddi.vn