Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều trường mầm non tư thục rơi vào tình trạng phải tạm dừng hoạt động. Các chủ trường lại gánh trên vai quá nhiều chi phí mà không có đủ nguồn vốn để tiếp tục duy trì thì có thể suy nghĩ tới việc sang nhượng trường mầm non cho một chủ mới. Nếu bạn đang tìm hiểu quy trình và các thủ tục sang nhượng trường thì bài viết này dành cho bạn.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP hiện nay không quy định về việc chuyển nhượng trường mầm non tư thục mà chỉ có thủ tục sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Vì vậy, nếu có nhu cầu chuyển nhượng thì các bên chỉ có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng cơ sở vật chất, tài sản trong lớp học sang cho cá nhân khác, còn về mặt pháp lý thì không thể chuyển nhượng được.
Nếu chủ sở hữu trường mầm non là cá nhân và có nhu cầu chuyển nhượng trường mầm non thì bạn cần tuần tự thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện chuyển nhượng các tài sản tại lớp học và chuyển nhượng các hợp đồng còn hiệu lực
Đối với các tài sản không đăng ký quyền sở hữu tại lớp học như đồ dùng, trang thiết bị dạy học… các bên có thể thỏa thuận giá và phương thức chuyển nhượng. Tiếp đến, có thể cụ thể hóa tại hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện bàn giao bằng biên bản.
Đối với các hợp đồng đang thực hiện dang dở như hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, hợp đồng lao động với giáo viên nhân viên, hợp đồng cung ứng thực phẩm… có thể thực hiện chuyển giao để bên nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện các hợp đồng này (nếu không muốn thay đổi). Ngược lại, Bên chuyển nhượng có thể thực hiện thanh lý hợp đồng với các bên liên quan để bên nhận chuyển nhượng có thể ký các hợp đồng mới.
Bước 2: Thực hiện giải thể trường mầm non của bên chuyển nhượng
Để thực hiện bước này, chủ sở hữu trường sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Biên bản kiểm tra;
c) Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo
4. Trình tự thực hiện: chi tiết tham khảo TẠI ĐÂY
Bước 3: Xin cấp phép thành lập và hoạt động trường mầm non của bên nhận chuyển nhượng
Đối với mỗi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục (trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông) có một bộ hồ sơ khác nhau, bên mua muốn thành lập theo loại hình nào sẽ chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo loại hình đó.
Hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động trường mầm non được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cơ bản sẽ kế thừa từ hồ sơ cấp phép thành lập và hoạt động của trường mầm non cũ và được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của trường mầm non mới.
Kết thúc bước này thì việc sang nhượng trường mầm non của bạn là hoàn tất.
Chúng tôi hy vọng rằng với những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết