Sang nhượng nhóm trẻ/trường mầm non là một trong những hình thức chuyển nhượng mầm non đang phát triển và phổ biến ở Việt Nam, điều này giúp, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ giáo dục cho con em hiện nay. Tuy nhiên, để chuyển nhượng và thành lập một nhóm trẻ, các tổ chức/cá nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Xác định nguyên nhân dẫn đến việc sang nhượng nhóm trẻ.
Người bán một lần nữa xem xét các lý do chủ quan hoặc khách quan dẫn đến nhu cầu chuyển nhượng của mình. Trong quá trình tư vấn có nhiều trường hợp, sau khi phân tích cẩn thận và giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, chủ sở hữu đã thay đổi quyết định chuyển nhượng và tiếp tục tiến hành kinh doanh.
Người mua cũng cần xác định nguyên nhân này cho hoạt động sau khi chuyển nhượng. Giải pháp hiệu quả nhất là hai bên có những hiểu biết riêng và ngồi xuống để chia sẻ công khai. Cũng bởi trong lĩnh vực này, ngoài kinh doanh, thì cái tâm làm giáo dục cần được đặt lên hàng đầu.
Một số lý do chủ quan phổ biến dẫn đến quyết định chuyển nhượng:
- Do cách quản lý không khoa học, phụ huynh không tin tưởng để gửi gắm con cái hoặc chuyển con sang nhóm trẻ khác;
- Do vị trí của Trường, không có nhiều người sống, việc đi lại không thuận tiện, dẫn đến khó khăn trong việc đưa đón con cái;
- Do chất lượng giáo viên không tốt, chi phí không phù hợp với thu nhập khu vực; hoặc vì sự giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh không kỹ lưỡng, phụ huynh không thể thấy chất lượng giáo dục cũng như thái độ phục vụ;
- Bên cạnh đó còn bởi vì khu vực trường học có quá nhiều trường mầm non cạnh tranh; Do quản lý tài chính dẫn đến thiếu vốn; Do sự xung đột về chỉ đạo của Hội đồng quản trị…
2. Xác định và phân tích tình hình tài chính của nhóm mẫu giáo để xác định việc chuyển nhượng
Một số thông tin tài chính cơ bản mà người mua cần xác định:
- Doanh thu trung bình trong 2-3 năm qua;
- Chi phí cố định của trường hoặc nhóm, chẳng hạn như: Mức lương giáo viên tối thiểu; Giá thuê; Phí dịch vụ: Điện, nước,..
- Chi phí biến đổi (có thể linh hoạt) như: Chi phí thuê ngoài các trung tâm Toán IQ, âm nhạc, các môn kỹ năng; Chi phí thuê sân bãi,…
- Tiền đã thu được trước từ học viên;
- Các khoản nợ (nếu có)
3. Xác định tài sản của nhóm mầm non
- Tài sản hữu hình, như bàn ghế, thiết bị học tập, tiền để cải tạo mặt bằng, phần mềm quản lý, trang fanpage, trang web,…
- Tài sản vô hình, chẳng hạn như: Quy trình quản lý, giá trị thương hiệu; chi phí cơ hội…
Tham khảo bài biết QUY TRÌNH SANG NHƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC để nắm rõ những bước cần làm khi một cá nhân, tổ chức muốn mua lại nhóm trẻ/trường mầm non.
Chúng tôi hy vọng rằng với những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết