Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nhu cầu gửi trẻ tại các trường mầm non tư thục rất lớn. Vì thế đây cũng là một trong các lĩnh vực đầu tư sinh lời cho các nhà làm kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, mở trường mầm non tư thục là lĩnh vực hoạt động có điều kiện, do đó chỉ những người có đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, chuyên môn sư phạm mầm non và có đủ số năm kinh nghiệm mới được thành lập.
1. Hợp đồng góp vốn mở trường mầm non phải được lập thành văn bản
Tuy rằng từ các mối quan hệ thân quen các bên đã hiểu rõ về nhau mới tiến tới hợp tác, tuy nhiên để "nói có sách, mách có chứng" và rõ ràng trong làm ăn thì việc hợp tác nhất định phải được lập thành văn bản.
DOWNLOAD HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MỞ TRƯỜNG MẦM NON TẠI ĐÂY
2. Hợp đồng góp vốn mở trường mầm non tư thục nên được các bên công chứng, hoặc mời Luật sư đánh giá và làm chứng
Việc công chứng hợp đồng góp vốn mở trường mầm non là để đảm bảo tính khách quan và thông qua việc công chứng thì Công chứng viên sẽ thẩm định cũng như bổ sung các nội dung cơ bản còn thiếu trong bản Hợp đồng góp vốn để các bên thuận tiện trong quá trình hợp tác và giải quyết các mâu thuẫn. Nếu như giá trị hợp đồng hợp tác mở trường mầm non lớn thì các nhà đầu tư nên mời Luật sư để được tư vấn chi tiết, chuyên sâu các điều khoản hợp đồng, cơ chế thực hiện, giải quyết tranh chấp, chấm dứt hợp đồng,... để đảm bảo quyền lợi của các bên.
3. Vấn đề định giá, xác định tổng mức vốn góp, tỷ lệ góp vốn giữa các nhà đầu tư
Trong việc hợp tác mở các nhóm lớp mầm non, trường mầm non thì thường có một bên góp vốn bằng kinh nghiệm, quy trình, thương hiệu, các bên còn lại có thể góp vốn bằng tiền, hoặc quyền sử dụng đất, quyền thuê đất,... Vì vậy, việc định giá giá trị góp vốn để xác định tổng số vốn góp từ đó định ra tỷ lệ vốn góp của từng nhà đầu tư là rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để soạn thảo các nội dung khác trong bản Hợp đồng góp vốn mở trường mầm non tư thục.
Về vấn đề định giá, các bên có thể tự định giá, thỏa thuận giá trị tài sản góp vốn hoặc thuê bên thứ ba để định giá giá trị tài sản góp vốn.
4. Lưu ý về chủ thể, nội dung hợp đồng hợp tác mở trường mầm non
Các bên hợp tác phải là những người có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Người ký hợp đồng phải trên 18 tuổi. Nếu là công ty thì phải có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục và được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên quyết định đồng ý hợp tác đối với trường hợp phải xin phép và giao cho người đại diện theo pháp luật ký.
Về mặt nội dung hợp đồng:
Do đặc thù khi mở các nhóm lớp mầm non chỉ là các quyết định cấp cho cá nhân có đủ điều kiện về chuyên môn, do đó để bảo đảm quyền lợi cho bên góp vốn thì khi soạn thảo Hợp đồng góp vốn mở trường mầm non tư thục cần phải chọn một hệ quy chiếu để lấy chiếu pháp luật áp dụng.
Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết