Hiện nay, các phụ huynh ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Ngoài việc chương trình giáo dục tốt, giáo viên quan tâm, yêu thương trẻ thì vấn đề cơ sở hạ tầng cũng như sự chỉnh chu trong thiết kế nội thất trường mầm non là yếu tố bên ngoài quyết định phụ huynh có sẵn sàng chi trả mức học phí của trường hay không…Mỗi mức phân khúc học phí khác nhau thì sẽ có những cách trang trí nội thất khác nhau. Cùng Kiddi khám phá một số mẹo trong thiết kế nội thất trường mầm non ngay dưới đây nhé.
1. Những mẹo để thiết kế nội thất trường mầm non thu hút phụ huynh nhất
Bố trí trang thiết bị hiện đại và an toàn cho trẻ
Thiết kế trường mầm non đạt chuẩn không chỉ dừng lại ở việc hiện đại, tiện nghi mà còn phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé nữa. Điều đó thể hiện thông qua cách bày trí đồ đạc và phân chia khu vực chức năng hợp lý. Không gian mang tính giáo dục như lớp học, thư viện, các khu vui chơi cần được chỉn chu.
Cần phải lưu ý nguồn gốc vật liệu phải rõ ràng, từ các đơn vị phân phối uy tín trước khi bắt tay vào thi công. Bên cạnh đó, để các phụ huynh an tâm và có thể quan sát được hoạt động của các con, nhà trường nên bố trí lắp đặt hệ thống camera trực tuyến ở các vị trí hợp lý.
Sử dụng chất liệu gỗ an toàn cho trẻ.
Thiết kế cần sáng tạo và màu sắc tươi mới
Lựa chọn màu sắc ở trường mầm non có đôi chút phức tạp hơn so với thiết kế thông thường. Do một công trình mầm non gồm rất nhiều phân khu. Tùy thuộc vào chức năng của từng khu mà sử dụng màu sắc khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn là những gam màu bắt mắt theo từng chủ đề. Việc quan trọng ở đây là phải kết hợp các màu sắc tinh tế để tạo thành một tổng thể hài hòa trong không gian trường mầm non. Không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ.
Sự hài hòa màu sắc trong thiết kế trường mầm non. Đối với lứa tuổi mầm non luôn tò và thích khám phá thì một không gian nhiều màu sắc thể hiện qua những hình ảnh trang trí sinh động, gần gũi sẽ rất phù hợp. Chính niềm hứng thú bất tận với những sự vật xung quanh đã khiến trẻ có xu hướng nhận thức nhanh chóng. Những con số, chữ cái hay hình động vật, phong cảnh,… được áp dụng linh hoạt cho mục đích “vừa học vừa chơi”. Bên cạnh việc giúp tăng khả năng ghi nhớ thì việc duy trì hứng thú cho mỗi ngày đến trường cũng quan trọng không kém. Nhờ màu sắc tươi mới, sáng tạo, không khí thân thiện, cởi mở nên trẻ dễ dàng thích nghi và dần yêu thích “ngôi nhà thứ hai” này.
Gợi trí tưởng tượng cho bé với các hình vẽ đầy màu sắc.
Sử dụng nội thất phòng học thông minh
Hiện nay, nhiều ngôi trường đã ứng dụng giải pháp thông minh cho phòng học của các bé. Điển hình là các mẫu bàn học thông minh thiết kế dưới dạng module, có thể tách rời hoặc kê thành bàn nhóm. Điều này không chỉ tạo sự kết nối giúp các bé hòa đồng hơn với bạn bè mà còn thúc đẩy tinh thần học hỏi.
Sử dụng mẫu bàn thông minh cho phòng học.
Bên cạnh đó, thiết kế này còn tối ưu không gian, tạo thêm diện tích để bày trí những vật dụng hỗ trợ khác. Một kệ sách truyện sẽ trở nên thú vị hơn khi tích hợp nệm ngồi êm ái với các kiểu dáng độc đáo, tạo không gian kích thích thói quen đọc của trẻ. Ngoài ra, mỗi bé nên được trang bị một nệm trải êm ái hoặc giường lưới. Tính năng gấp gọn tiện lợi khi không dùng đến của các loại giúp giải phóng không gian hiệu quả.
Thiết kế nội thất trường mầm non với góc đọc sách sáng tạo.
Thiết kế ánh sáng phù hợp
Đối với trẻ nhỏ thì việc phân bổ ánh sáng khoa học để bảo vệ đôi mắt là rất quan trọng. Bạn có thể bố trí dàn trải hệ thống đèn LED âm trần cho ánh sáng vừa phải, không gây chói mắt hay thiếu hụt ánh sáng. Thế nhưng, tinh thần sáng tạo luôn được ủng hộ hết mực trong các thiết kế cho trẻ em. Không còn đơn điệu, nguồn sáng nhân tạo đã được tích hợp làm vật trang trí thông qua những kiểu cách ngộ nghĩnh.
Sử dụng hệ thống đèn LED âm trần cho ánh sáng vừa phải.
Đừng quên mang nguồn sáng tự nhiên vào không gian của trẻ bằng cách bố trí số lượng cửa sổ đúng chuẩn cùng kích thước cân đối với tổng thể căn phòng. Vừa giúp lưu thông không khí, cửa sổ còn giúp đón nắng khiến góc học tập của bé bừng sáng hơn.
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho thiết kế phòng học. Công viên vui chơi thu nhỏ
Một ngôi trường mẫu giáo cũng tương tự như một hệ sinh thái đa dạng và các bé chính là “cư dân” của hệ sinh thái đó. Để cân bằng hoạt động học tập và vui chơi thì một không gian dành cho giải trí là rất cần thiết.
Tạo khu vui chơi cho bé thỏa thích vận động.
Với đặc điểm thích khám phá và cực kỳ hiếu động, các bé sẽ không thể bỏ lỡ các trò chơi vận động như cầu trượt, bập bênh, nhà bóng,… Hãy xây dựng một “công viên thu nhỏ” thú vị trong chính “hệ sinh thái” này để bé được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ nhé.
Lựa chọn những trò chơi phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé.
XEM THÊM BÀI VIẾT
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ SÂN VƯỜN CHO TRƯỜNG MẦM NON
2. Thiết kế nội thất theo đặc trưng từng chức năng khu vực
Không gian học tập
Trường mầm non vốn là môi trường giáo dục cho các bé từ 12 tháng đến 5 tuổi. Vậy nên, ứng với mỗi độ tuổi sẽ có không gian học và dạy khác biệt. Các bé sẽ được phân thành nhiều cấp độ khác nhau và chia nhỏ thành nhiều lớp nếu sĩ số học sinh quá đông.
Mỗi độ tuổi sẽ có những thiết kế nội thất khác nhau.
Dù có sự khác biệt thì các không gian lớp học vẫn đảm bảo trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho cô và trò. Bàn ghế được thiết kế vừa vặn với vóc dáng và độ tuổi của trẻ. Dụng cụ học tập đơn giản giúp các bé thao tác nhanh chóng và dễ dàng.
Không gian tạo cảm hứng học tập.
Nội thất phòng học cần thân thiện và an toàn cho sức khỏe các bé. Bên cạnh tập trung vào bài trí vật dụng thì yếu tố thông thoáng, sạch sẽ cùng điều kiện ánh sáng đầy đủ sẽ tạo nên một môi trường học tập hiệu quả.
Khu vực phòng ăn
Hầu hết các trường mầm non đều bố trí khu vực ăn uống riêng để đảm bảo về sinh. Hãy sử dụng các vật dụng như chén, muỗng làm từ nhựa cao cấp hoặc inox siêu bền thay vì sử dụng thủy tinh hay sứ dễ vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.
Sử dụng đồ làm tự nhựa hoặc inox siêu bền để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trước khi được chế biến để trở thành món ăn nóng sốt, ngon lành thì thực phẩm phải trải qua bước giám định chất lượng nghiêm ngặt. Đặc biệt, vì hay chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao và mùi thức ăn nên khu vực này đòi hỏi phải giữ vệ sinh và khử mùi thường xuyên.
Phòng ăn ấm cúng, rộng rãi.
Khu vui chơi
Thiết kế sân chơi luôn đòi hỏi phải kích thích trí tưởng tượng phong phú cùng khả năng quan sát thế giới xung quanh của con trẻ. Thông qua mô hình vừa học vừa chơi, dưới sự theo sát của giáo viên, trẻ sẽ phát triển tư duy linh hoạt.
Thiết kế khu vui chơi kích thích sự sáng tạo của các bé.
Muốn làm được điều đó thì trước tiên các vật dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng. Các mô hình trò chơi cần lắp đặt kiên cố, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy mang đến không gian “tái lập đời thực” hút mắt để cho trẻ được trải nghiệm những gì thực tế nhất chuẩn bị trước hành trang bước vào đời.
Nhà vệ sinh
Là mảnh ghép cuối cùng để tạo nên một bản thiết kế hoàn hảo, khu vực nhà vệ sinh đề cao đáp ứng công năng hơn là tính thẩm mỹ. Toilet trang bị các vật dụng cơ bản, đồng thời bố trí sàn nhà chống trơn trượt. Tất cả đều có chung mục đích là đơn giản hóa thao tác để bé có thể sinh hoạt một cách độc lập và an toàn.
Nhà vệ sinh thiết kế đơn giản phù hợp với các bé.
Biết cân bằng cả tính thẩm mỹ và công năng sẽ mang đến cho trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh. Kiddi hy vọng rằng thông tin trên sẽ là những gợi ý giúp bạn có thể lựa chọn được những thiết kế nội thất trường mầm non độc đáo, sáng tạo, thu hút và giúp các bé hứng thú, vui vẻ với mỗi ngày đến trường.
Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết