Khi xây dựng Đề án thành lập trường mầm non chúng ta cần tìm hiểu kỹ các yêu của bộ về từng hạng mục xây dựng trường để đảm bảo đề án được duyệt ngay lần đầu. Tìm hiểu ngay những yêu cầu cơ bản cần chú ý khi xây dựng Đề án thành lập trường mầm non dưới đây.
1. Tổng quan
Trong công văn hướng dẫn thành lập, xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục đã nêu lên yêu cầu tổng quan khi xây dựng đề án như sau:
Xem thêm Download đề án thành lập trường mầm non
Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đó, công văn đã nên bật được hết các yêu cầu chung cho một đề án xây dựng trường mầm non. Vậy chi tiết từng tiêu chí đánh giá cho mỗi yêu cầu như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở những phần tiếp theo đây.
2. Yêu cầu về tính phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương
Để đáp ứng được yêu cầu này, đề án xây dựng trường cần dựng trên các quy định, nghị quyết, nghị định thành lập trường, xem xét việc xây dựng trường mầm non tại địa phương có phù hợp với các chính sách của địa phương hay không. Trình bày rõ ràng các nghị quyết, nghị định trong đề án đề làm căn cứ xác định. Đồng thời xem xét các yếu tố khác như dân số, độ tuổi trẻ đang đến trường, kinh tế địa phương để có thể đưa ra một đề án xây dựng trường mầm non phù hợp với điều kiện ở đó.
3. Yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục
Về mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung giáo dục cần thực hiện được các tiêu chí sau:
- Quan điểm biên soạn chương trình giáo dục mầm non phải được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục mầm non.
- Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ em mầm non phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ.
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, địa vị xã hội; bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.
- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ở nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, giao lưu cảm xúc; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc, các chức năng tâm sinh lý;
- Yêu cầu cần đạt của trẻ em cuối mỗi độ tuổi phải cụ thể hóa được mục tiêu chương trình, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em.
- Thời lượng của chương trình giáo dục mầm non được thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
- Chương trình giáo dục mầm non phải có định hướng về các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em.
- Chương trình giáo dục mầm non phải có yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình của cơ sở giáo dục mầm non, gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất,...
- Có quy định về phát triển chương trình giáo dục nhà trường gắn với văn hóa, điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.
4. Yêu cầu về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị
a, Địa điểm
Yêu cầu vị trí đặt trường, điểm trường phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Môi trường xung quanh bảo đảm an toàn đối với trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên. Có kết nối giao thông thuận lợi cho việc đưa đón trẻ e. Đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy, nổ.
b, Đất đai
Diện tích xây dựng trường học đảm bảo yêu cầu tối thiểu 12m2/1 và 8m2/1 trẻ đối với khu vực miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế.
c, Cơ sở vật chất, thiết bị
Cơ sở vật chất khối hành chính cần đáp ứng bao gồm: 01 phòng hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng, 01 văn phòng trường, 01 phòng giáo viên có đầy đủ đồ đạc cần thiết. Bên cạnh đó, cần có 01 phòng bảo vệ đất gần cổng trường, 01 khu vệ sinh giáo viên và 01 khu để xe giáo viên.
Cơ sở vật chất khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: Đảm bảo mỗi nhóm lớp có 01 phòng học bao gồm các phân khu sinh hoạt chơi, ăn và ngủ. 01 khu vệ sinh được xây khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc xây khu riêng biệt thuận tiện đi lại với phòng nuôi dưỡng. Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật liên hệ với phòng nuôi dưỡng bằng hành lang. Trường có quy mô 14 nhóm, lớp bảo đảm tối thiểu có 01 phòng sử dụng chung cho giáo dục thể chất, nghệ thuật (phòng đa năng). Đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật và 01 phòng giáo dục thể chất. Điểm trường có quy mô từ 05 nhóm, lớp trở lên, bố trí tối thiểu 01 phòng đa năng.
Tiêu chuẩn khu phụ trợ cần đáp ứng bao gồm: phòng bếp, phòng y tế, nhà kho, sân vườn, cổng rào. Hệ thống cơ sở chất hạ tầng kỹ thuật đáp ứng phòng chống an toàn về điện cháy nổ xảy ra,...
Trên đây là một số yêu cầu cần xem xét đề xây dựng Đề án thành lập trường mầm non. Đánh giá các yêu cầu trên với thực tiễn đã đáp ứng được chưa, từ đó cải thiện, xây dựng đề án đáp ứng được các yêu cầu để được thành lập trường mầm non.
Chúng tôi hy vọng rằng với những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết