Xây dựng trường mầm non thành công cùng Nuri
Dinh Quyen

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MẦM NON

Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non cần phải được xây dựng ở các kể cả trường mầm non công lập và trường mầm non ngoài công lập. Trong kế hoạch này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh. 

1. Các bước xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Khi xây dựng kế hoạch năm học phải tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tổng kết việc thực hiện kế hoạch năm học vừa qua từ đó xác định điểm xuất phát của nhà trường trước khi bước vào năm học mới.
  • Nắm vững nhiệm vụ năm học mới và các văn bản, chỉ thị chỉ đạo của cấp trên.
  • Nắm rõ tình hình địa phương về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non, số lượng trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo và nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.

Từ những yếu tố trên, người lập kế hoạch đã có cơ sở cho việc lên kế hoạch năm học mới.

Bước 2: Dự thảo kế hoạch 

Những việc cần làm ở bước này là:

  • Dự báo những mục tiêu cần đạt
  • Lựa chọn các biện pháp tối ưu tương ứng để thực hiện mục tiêu
  • Dự kiến điều kiện thực hiện kế hoạch 

Bước 3: Duyệt kế hoạch nội bộ

Hiệu trưởng sẽ trình bày dự thảo kế hoạch trước những người thực hiện để thu thập ý kiến của mọi người. Sau đó, dựa trên những ý kiến để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên duyệt.

Bước 4:  Trình duyệt kế hoạch và chính thức hóa kế hoạch

  • Trình duyệt kế hoạch với phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương để tiếp thu sự chỉ đạo, tạo điều kiện tốt để nhà trường thực hiện kế hoạch.
  • Kế hoạch sau khi trình lên được cấp trên duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để điều hành công việc của nhà trường. 

2. Nội dung trong bản kế hoạch 

Nội dung bản kế hoạch phải trả lời được 3 câu hỏi:

  • Phải làm gì?
  • Làm như thế nào?
  • Bao giờ thì hoàn thành?

Thông thường một bản kế hoạch giáo dục năm học cho trường mầm non sẽ gồm có 2 phần:

  • Kế hoạch chung
  • Công tác trọng tâm hàng tháng

Nội dung của từng phần, quý trường có thể tham khảo ví dụ sau:

Phần I: Kế hoạch chung

Phần này, người thực hiện kế hoạch cần nêu rõ đặc điểm tình hình của trường (những thuận lợi, khó khăn) và mục tiêu phấn đấu trong năm học. Trong đó, mục tiêu sẽ chia ra thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Phần mục tiêu cụ thể có thể chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn như mục tiêu số lượng, chất lượng,…

Biện pháp thực hiện mục tiêu là những lựa chọn tối ưu, đáp ứng các mục tiêu tương ứng. Ví dụ như: biện pháp phát triển số lượng trẻ, biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,…

Phần II: Công tác trọng tâm hàng tháng

Được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trong tháng đó và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học là khâu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong chu trình quản lý. Toàn bộ nội dung chương trình hoạt động đều được lập ra bám sát theo bản kế hoạch và tiêu chuẩn giáo viên mầm non này. Vì vậy, xây dựng một bản kế hoạch giáo dục chất lượng và khả thi là yêu cầu bắt buộc đối với người đứng đầu trường mầm non.

XEM THÊM

DOWNLOAD KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI NHẤT

3. Một số lưu ý trong kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

- Xác định mục tiêu giáo dục: Xác định rõ mục tiêu giáo dục mà trường đặt ra cho các em nhỏ là một trong những lưu ý bạn cần phải nắm rõ. Mục tiêu này phải phù hợp với độ tuổi và năng lực của các em, đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quá trình giáo dục.

- Thiết lập các hoạt động giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học cần thiết lập các hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của trường và đáp ứng được nhu cầu học tập, phát triển toàn diện của các em nhỏ. Các hoạt động giáo dục này có thể bao gồm học tập, vui chơi, thể dục, nghệ thuật, khoa học,…Những hoạt động này cần có sự phối hợp hài hoà và nhất quán với nhau.

- Phân bổ thời gian hợp lý: Việc phân bổ thời gian trong kế hoạch giáo dục mầm non là điều rất cần thiết. Các hoạt động giáo dục cũng phải đảm bảo tính liên tục và hợp lý của quá trình giáo dục. Đồng thời, cần quan tâm đến việc phân bổ thời gian cho các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống.

- Đánh giá và đặt chỉ tiêu: Đánh giá định kỳ và đặt chỉ tiêu nhằm mục đích đảm bảo tính chất lượng và tiến độ của quá trình giáo dục. Đánh giá này có thể dựa trên các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và hành vi của các em nhỏ.

- Tạo sự phối hợp giữa trường và gia đình: Sự phối hợp giữa trường và gia đình ở việc giáo dục con trẻ từ 0-6 tuổi là điều không thể thiếu. Cần đảm bảo tính liên kết và hỗ trợ giữa hai bên trong quá trình giáo dục và phát triển của các em nhỏ.

- Điều chỉnh và cập nhật kế hoạch: Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục năm học cần được điều chỉnh và cập nhật định kỳ. Mục đích nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tế, nhu cầu của các em nhỏ, đáp ứng được các thay đổi và xu hướng mới trong giáo dục. Việc này cần sự tham gia và đóng góp của các giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia giáo dục để đưa ra những quyết định và phương án hợp lý cho quá trình giáo dục của trường mầm non.

Chúng tôi hy vọng rằng những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.

Giải pháp tuyển sinh mầm non hiệu quả từ nền tảng tìm kiếm trường mầm non hàng đầu Việt Nam - Kiddi.vn

Bình luận về bài viết

Quảng cáo tuyển sinh đa kênh hiệu quả

Tiếp cận chính xác các phụ huynh tiềm năng xung quanh trường

Giải pháp tuyển sinh mầm non hiệu quả - Kiddi.vn

Cung cấp bởi nền tảng tìm trường mầm non hàng đầu Việt Nam - Kiddi.vn