Phụ huynh hiện nay khi lựa chọn trường mầm non thường chú trọng đến chương trình học sẽ trang bị các kỹ năng sống cho trẻ như thế nào. Đây trở thành ưu tiên của các bậc cha mẹ trong cuộc sống hiện đại vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trẻ học cách tự xúc ăn để rèn luyện tính tự lập
2. Kỹ năng giao tiếp tự tin
Tự tin là khi trẻ mạnh dạn thể hiện các khả năng bản thân trong mối quan hệ với xã hội, trẻ không ngại giao tiếp, khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống. Từ đó tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng khác một cách dễ dàng hơn. Sự tự tin giúp trẻ mạnh dạn, không ngại phát biểu, nói lên quan điểm cá nhân hay biểu diễn tài năng trước đám đông,... Đây là nền tảng vững chắc giúp bé phát triển những tố chất trở thành MC, nghệ sĩ, người phát ngôn,... trong tương lai.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, lịch sự và thân thiện với mọi người xung quanh trong mọi tình huống
Khác với ở nhà, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được giao tiếp, chia sẻ cảm xúc với thầy cô, bạn bè khi tham gia học tập, vui chơi tại trường. Không những vậy, giáo viên còn dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc của bản thân khi nóng giận, cách giải quyết vấn đề khi xảy ra xích mích với bạn bè, biết nói lời cảm ơn, nhận sai và chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Qua đó giúp con hình thành nhân cách tốt, trở thành người công dân gương mẫu sau này.
3. Kỹ năng bảo vệ bản thân
Nhà trường cần dạy trẻ những hiểu biết về sự an toàn trong thế giới xung quanh, từ đó giúp con có kỹ năng bảo vệ bản thân, biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Trẻ cần được học về cách ứng xử khi gặp người lạ, khi bị lạc, kỹ năng an toàn khi tự chơi, khi tham gia giao thông trên đường, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể,....
Các môn học như bơi lội, võ thuật,... cũng nên được đưa vào chương trình học giúp trẻ vừa tăng cường sức khoẻ vừa biết cách tự vệ, tự cứu lấy mình trước những tai nạn, rủi ro có thể xảy ra.
Trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nhiều rủi ro tiềm ẩn
4. Kỹ năng chia sẻ, cảm thông
Tương thân tương ái là một trong những đức tính tốt mà trẻ nên học hỏi. Giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh, biết hòa nhập với cộng đồng, học cách gắn kết và yêu thương mọi người xung quanh,... Điều này giúp trẻ nhận được sự yêu quý từ mọi người, gắn kết các mối quan hệ xã hội, tránh lối sống ích kỷ khi lớn lên
5. Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
Tiếp xúc với thiên nhiên là một phần quan trọng trong quá trình phát triển hài hòa của trẻ. Vì vậy, nhà trường hãy tạo điều kiện để trẻ được tự tay ươm mầm, quan sát trực tiếp sự phát triển của cây hay học cách tưới cây,... Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường được khơi gợi trong trẻ bắt đầu từ những công việc đơn giản hàng ngày.
Tiếp xúc với cây cối và động vật giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, học hỏi cuộc sống qua thế giới thiên nhiên
Bên cạnh đó, động vật, thú nuôi cũng là những người bạn thân thiết của trẻ. Ngay từ nhỏ, hãy dạy trẻ cách sống hòa hợp, chăm sóc và yêu thương động vật. Điều này giúp bồi dưỡng tình yêu thương và sự sẻ chia ngay từ nhỏ của trẻ.
Phương pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai mà với các bé ở lứa tuổi mầm non, không có gì ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn cách trải nghiệm trực tiếp, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng.
1. Phương pháp học qua trải nghiệm
Hoạt động này giúp trẻ được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ trong thực tế. Không chỉ là những lý thuyết suông trên lớp, trẻ được trải nghiệm thực tế qua các chuyến tham quan, dã ngoại, các tình huống, buổi diễn tập Phòng cháy chữa cháy,...
Thực hành các kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra
Hóa thân thành “người nông dân nhí”
2. Rèn luyện qua sinh hoạt hàng ngày
Sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường có tính chất lặp đi lặp lại. Những hoạt động tưởng chừng đơn giản này giúp trẻ trẻ phát triển bản thân, rèn luyện các kỹ năng đạt đến độ thuần thục. Tại trường, hãy hướng dẫn bé biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự làm vệ sinh cá nhân, tự xúc ăn, biết vứt rác đúng nơi quy định…
Bé hình thành thói quen tự lập, tự biết chăm sóc bản thân
Tự giác gấp gọn chăn gối và đem cất đúng nơi quy định
3. Phương pháp đóng vai
Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Hoạt động này đòi hỏi trẻ giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì? Làm hỏng đồ chơi của bạn thì sẽ làm thế nào?…
4. Thông qua xem phim, nghe kể truyện
Những bộ phim dành cho lứa tuổi thiếu nhi với bối cảnh cuộc sống bình dị, gần gũi. Những tình huống được đặt ra hết sức đơn giản, dễ hiểu và gần gũi cùng với hình ảnh màu sắc, đáng yêu, vui nhộn. Tuy nhiên, bên trong bộ phim vẫn lồng ghép những bài học vô cùng bổ ích như: giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, học cách tôn trọng người khác, kỹ năng đọc sách…
Tương tự, nội dung những câu chuyện luôn ẩn chứa thông điệp ý nghĩa, sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả.
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi vậy nhà trường cần có những hình thức giảng dạy linh hoạt, nội dung đa dạng, hợp lý và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm.
Chúng tôi hy vọng rằng với những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Bình luận về bài viết